Khái niệm:: Tự phát
Tóm tắt sách Vô vi như là một ẩn dụ khái niệm và lý tưởng tinh thần thời Chiến Quốc
Trước tiên là bàn về cách dịch chữ "vô vi" (wuwei) sang tiếng Anh. Nó thường được dịch là "non-action" hoặc "non-doing", nhưng tác giả cho rằng dịch chính xác hơn phải là "effortless action" hoặc "effortless doing". Nếu không sẽ dẫn đến những hiểu lầm nhất định. (Tôi cũng có bàn về điều này trong bài Tại sao Đạo gia lại đề cao sự học? và Khi đạo sĩ gặp rối loạn tâm lý.)
Có 2 trường phái để đạt tới vô vi: TRY NOT to try và TRY not to try. Trường phái thứ nhất là self-cultivation internalism, chủ trương chúng ta đã có đủ mọi nguyên liệu để vô vi rồi, tất cả những gì cần làm là để cho cái tiềm năng này được tự bộc lộ. Trường phái thứ hai là self-cultivation externalism, chủ trương ta không có đủ nguyên liệu cho vô vi, và ta cần rèn luyện để đạt được nó. Trường phái 1 chính là Đạo gia, còn trường phái 2 chính là Nho gia.
Tác giả nhận định: không có chữ vô vi không có nghĩa là không nói về vô vi. Sẽ thật sai lầm nếu chỉ hiểu văn bản theo từ khóa (kiểu như bấm ctrl+F tìm trong database của Khổng Tử xem có từ "vô vi" không, nếu không thì kết luận là Khổng Tử không nói về nó.)
Nhưng nếu Nho gia không nói gì về "vô vi", thì làm sao có thể nói họ lại nói về vô vi? Thế thì có khác gì nhét chữ vào mồm họ? Vì bản thân từ "vô vi" có nhiều cách diễn đạt khác nhau, và tuy Nho gia không nói gì về bản thân từ đó, nhưng lại làm những điều để đạt được những cách hiểu ngầm đó. Ví dụ như khái niệm A trong các trường hợp cụ thể sẽ có các cách hiểu là b, c, d, thì nếu một người đang nói về b, c, d, ta có thể nói là họ đang ngầm nói về A (hoặc nói về A một cách vô thức). Đây chính là chỗ tác giả dùng lý thuyết về ẩn dụ tri nhận để chứng minh, và cũng là nội dung của cả cuốn sách.
(Đoạn vừa rồi có sự suy diễn thêm của tôi, vì đọc cũng không chắc lắm. Nhưng đoán thì là vậy.)
Nguồn:: Effortless Action (2003) — Edward Slingerland
Giới thiệu về tác giả Edward Slingerland
Ông nhận bằng cử nhân ngành Ngôn ngữ châu Á (Trung Quốc) tại Stanford, bằng thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Đông Á (Trung Quốc cổ) tại UC Berkeley, và bằng tiến sĩ ngành Tôn giáo học tại Stanford.
Chuyên môn của ông bao gồm các tư tưởng thời Chiến Quốc (TK 5 - TK 3 TCN), nghiên cứu tôn giáo (tôn giáo so sánh, khoa học nhận thức và phát triển của tôn giáo), ngôn ngữ học tri nhận (lý thuyết trộn và ẩn dụ tri nhận), luân lý học (đức hạnh - virtue ethics, tâm lý học đạo đức - moral psychology), tâm lý học tiến hóa, mối liên hệ giữa các ngành nhân văn và khoa học tự nhiên, và tiếng Trung cổ.
Bạn cũng có thể xem bài nói chuyện TEDx Trying Not to Try: the Power of Spontaneity của tác giả, giới thiệu về vô vi, về sự tự phát, và một trò chơi xem ai vô vi hơn ai (thật!).